Sức Khỏe & Đời Sống

Thứ ba: 12/06/2018 lúc 17:08

Hướng dẫn cách dùng thuốc Spiramycin

Một trong những loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh như: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.... Dùng để chữa những trường hợp bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da và sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Spiramycin Hướng dẫn cách dùng thuốc Spiramycin

Điều trị dự phòng viêm màng não do vi khuẩn Meningococcus trong trường hợp chống chỉ định với Rifampicin.Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Spiramycin

Thuốc Spiramycin được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:

Thuốc điều trị các bệnh do vi khuẩn nhạy cảm như: viêm họng, viêm xoang cấp, bội nhiễm viêm phế quản cấp

Điều trị tình trạng nhiễm trùng da lành tính: chốc lở, chốc loét và bị nhiễm trùng da và dưới da

Giảm tình trạng nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.

Thuốc phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn Neisseria meningitides gây nên và Spiramycin không dùng để điều trị các bệnh do màng não cầu mà chỉ được sử dụng trong việc phòng ngừa cho bệnh nhân đã lành bệnh.

Chống chỉ định của thuốc Spiramycin:

Dị ứng và có tiền sử mẫn cảm với Spiramycin, Erythromycin.Bệnh nhân có tiền sử về rối loạn chức năng gan, suy gan hoặc các vấn đề về gan.

Thận trọng lúc dùng:

Spiramycin khi qua thận thuốc không được bài tiết dưới dạng có hoạt tính, do đó trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận không cần điều chỉnh liệu lượng dùng.

Nên thận trọng khi sử dùng Spiramycin đối với người có rối loạn chức năng gan vì thuốc có thể làm khả năng đào thải của gan bị suy giảm.

Phụ nữ đang có thai: Không nên dùng Spiramycin cho phụ nữ khi mang thai trừ trường hợp không còn liệu pháp thay thế khác.

Phụ nữ cho con bú: Spiramycin được bài tiết với nồng độ cao khi qua sửa mẹ nên ngừng cho con bú khi dùng thuốc. Khi bắt đầu dùng Spiramycin nếu thấy dấu hiệu nổi ban đỏ toàn thân kèm theo mụn mủ, trong trường hợp này cần ngưng thuốc ngay và nên hỏi bác sĩ khi triệu chứng này xuất hiện.

Các trường hợp cẩn thận trọng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều lượng và cách dụng và không nên tự ý dùng thuốc khi chưa chắc chắn.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng:

Người lớn: uống 1,5 đến 3 triệu đvqt x 3 lần trong 24 giờ.

Trẻ nhỏ và trẻ em: uống 150 000 đvqt/kg/ngày chia làm 3 lần.

Dùng điều trị dự phòng viêm màng não do cầu khuẩn: người lớn uống 3 triệu đvqt mỗi 12 giờ, trẻ em uống 75 000 đvqt/kg mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày.

Dùng điều trị dự phòng khi nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: uống 9 triệu đvqt/ngày chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần.

Dùng đường tĩnh mạch: liều dùng thông thường khuyến cáo dùng để truyền tĩnh mạch chậm là 1,5 triệu đvqt mỗi 8 giờ.

Cách dùng:

Nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ đến 3 giờ vì khi trong dạ dày chứa thức ăn thì tế bào viền sẽ tiết acid HCL, pepsin bị dịch vị phá hủy một phần, làm giảm sinh khả dụng của Spiramycin.

Người bệnh nên dùng Spiramycin hết đợt điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh tình trạng kháng thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng bất thường xuất hiện trên cơ thể do uống thuốc không đúng cách, quá liều hoặc quá hạn sử dụng. Cũng có trường hợp nó xảy ra khi bạn vô tình uống kết hợp với những loại thuốc có tương tác với nó.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Spiramycin

Cách dùng thuốc Spiramycin

Một số triệu chúng của tác dụng phụ khi uống thuốc Spiramycin như sau:

Thường gặp:

  • Tiêu hóa: buồn nôn, bụng đầy trướng, ỉa chảy, có triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
  • Tại chỗ: bị kích ứng tại chỗ tiêm.
  • Nước tiểu có màu nâu đỏ do sự phân hủy của thuốc tạo ra các sắc tố tan trong nước.
  • Có cảm giác khô miệng và chán ăn.

Ít gặp:

Khi dùng tiêm tĩnh mạch sẽ có hiện tượng cứng cơ, cảm giác trong người nóng rát khó chịu. đau đầu và cảm thấy chóng mặt, co giật. Toàn thân: đồ mồ hôi, cảm giác ngực bị đè ép. Da: xuất hiện mày đay, ngoại ban và ban da.

Hiếm gặp:

  • Nếu dùng thuốc Spiramycin một thời gian dài thì có hiện tượng sốc phản vệ, bội nhiễm.
  • Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên của thuốc. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Chế độ ăn uống phù hợp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống phù hợp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở những đối tượng khác nhau, khi gặp phải chứng bệnh này mọi người cần phải tìm ra được...
Tổng hợp 5 vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên sớm phải đối mặt

Tổng hợp 5 vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên sớm phải đối mặt

Khi bước vào đội tuổi trung niên cơ thể bắt đầu lên tiếng vì vậy mỗi một người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để giúp...