Tin y dược

Thứ ba: 12/06/2018 lúc 17:09

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Một trong những loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Zinnat được sử dụng phổ biến hiện nay. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn hướng dẫn người bệnh cách dùng như sau:

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không? Nhiễm khuẩn đường hô hấp

 Tác dụng của thuốc zinnat

– Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, bệnh mủ da và chốc lở.– Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ví dụ nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng

– Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.

– Điều trị nhiễm khuẩn niệu sinh dục như viêm thận – bể thận, viêm bàng quang và niệu âm đạo.

– Điều trị các bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng lo cậu cầu và viêm cổ tử cung.

– Điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn sớm và phòng ngừa tiếp theo bệnh Lyme giai đoạn muộn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Liều lượng sử dụng thuốc Zinnat

+ Đối với người lớn:

Trường hợp bị viêm phế quản và viêm phổi, nên dùng 500mg hai lần mỗi ngày

Trường hợp bị hiễm trùng ở vị trí khác sẽ đáp ứng với liều 250 mg hai lần mỗi ngày.

Trong nhiễm trùng đường niệu, dùng 125mg hai lần mỗi ngày.

Dùng một liều duy nhất 1 g cho điều trị bệnh lậu không biến chứng.

+ Đối với trẻ em:

Trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng liều thông thường là 125mg hai lần mỗi ngày hay 10mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 250mg/ngày. Ở trẻ em 2 tuổi hay lớn hơn mắc bệnh viêm tai giữa, có thể dùng 250mg hai lần mỗi ngày hay 15mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 500mg/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc zinnat tablets 500mg

Tác dụng phụ của thuốc zinnat tablets 500mg

Tác dụng phụ của thuốc zinnat tablets 500mg

+ Thành phần cefuroxime axetil trong thuốc có thể gây một số phản ứng trong trong một thời gian ngắn.

+ Bệnh nhân có thể  bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

+ Một số nghiên cứu cho thấy có trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc.

+ Một số trường hợp có thể bị nhức đầu.

+ Tăng bạch cầu ưa eosine và sự gia tăng thoáng qua của các enzyme ở gan và AST trong quá trình điều trị bằng Zinnat.

+ Có thể xảy ra phản ứng Coombs dương tính trong quá trình điều trị bằng cephalosporine

Trên đây là bài viết liên quan đến tác dụng của thuốc zinnat và các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc zinnat tablets 500mg, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Hiện nay khá nhiều bạn trẻ lựa chọn đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm cơ hội...
Thông tin mới về mã ngành Cao đẳng Hộ sinh có hiệu lực từ năm 2018

Thông tin mới về mã ngành Cao đẳng Hộ sinh có hiệu lực từ năm 2018

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo mở mã ngành Cao đẳng Hộ sinh có hiệu lực từ năm 2018 trên toàn quốc. Ngành...