Tin y dược

Thứ ba: 05/06/2018 lúc 08:59

Cách ăn uống khoa học trong dịp Tết cho người đau dạ dày

Mỗi khi dịp Tết đến xuân về thói quen sinh hoạt của rất nhiều người bị thay đổi. Đặc biệt đối với người mắc bệnh dạ dày chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Cách ăn uống khoa học trong dịp Tết cho người đau dạ dày Người bị bệnh đau dạ dày ăn uống như thế nào để sống khỏe trong ngày Tết.

Nên uống sữa, ăn cháo, thịt hầm mềm và tránh rượu bia, nước có ga, thức ăn chua, thực phẩm nhiều gia vị. Bác sĩ Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dược Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, người bị đau dạ dày thường có biểu hiện khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức, rối loạn tiêu hóa hay đau thượng vị. Các triệu chứng khác ít gặp hơn là đau ngực, cảm giác khó thở, chóng mặt sau ăn no. Khi có biến chứng thì ói ra máu, tiêu phân đen, đau bụng dữ dội trong thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị.

Ngày Tết ăn uống nhiều món, người bị đau dạ dày nên lưu ý chọn thực đơn phù hợp để tránh những cảm giác khó chịu bao tử. Thực đơn cho người bị đau dạ dày trong ngày Tết

- Sữa các loại.

- Mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.

- Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh từ bột gạo hoặc nếp.

- Cơm nếp, bánh chưng, bánh dày…

- Các loại khoai.

- Thịt hầm mềm, súp…

Thói quen ăn uống “vô độ”

Rượu bia triền miên: Rất nhiều người có quan niệm, tết là dịp ăn chơi xả láng, không cần kiêng khem hay ăn uống điều độ. Ngày tết đến, trong niềm vui chung của mọi nhà, người người gặp nhau lấy chén rượu làm quà. Chén rượu trong dịp tết còn là cách để bà con láng giềng quây quần, anh em, họ hàng hay thông gia… chia sẻ những niềm vui năm cũ, chúc mừng năm mới. Không chỉ dạ dày bị phá hủy, rượu còn được chuyển hóa tới 90% tại gan, nên nếu uống rượu với số lượng nhiều, gan không kịp chuyển hóa hết thì chất ethanol có trong rượu bia được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc, gây viêm gan.

Ăn uống “thả cửa”: Việc ăn uống không điều độ, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa,…tạo áp lực cho đường tiêu hóa, khiến cho dạ dày và gan làm việc mệt nhọc.

Mức cholesterol, acid uric, đường huyết dễ dàng tăng cao, có thể mang lại những hiểm họa khôn lường, đe dọa sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thói quen ngày Tết “gặp đâu ăn đó”, ăn không đúng giờ, thành bữa cũng là nguyên nhân xuất hiện hoặc tái phát bệnh đau dạ dày.Chè đặc, thuốc lá, cà phê, nước uống có ga… cũng làm gia tăng nguy cơ đau dạ dày do ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.

phòng tránh đau dạ dày dịp tếtĂn uống vô độ là nguyên nhân vì sao thường bị đau dạ dày dịp tết

Những thực phẩm cần tránh

  • Thức ăn có độ acid cao như cam, chanh, giấm, tái, cà muối…
  • Thức ăn có vị cay: ớt, tương ớt.
  •  Các thức ăn tạo hơi như dưa cà, hành, đậu…
  • Món có thể gây hư hại niêm mạc dạ dày như rượu, bia, cà phê, ớt, gia vị nhiều, sữa chua, nước có ga.
  • Thực phẩm làm tăng tiết axit như sốt thịt, cá…

Mọi người dùng thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trứng trắng. Không để đói hoặc quá no. Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ hai đến ba giờ. Chế biến thức ăn bằng cách nghiền, xay, băm nhỏ hoặc nấu nhừ, trưởng khoa Cao đẳng Dược cho biết thêm. 

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Một trong những loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Zinnat được sử dụng phổ biến hiện nay. Để đảm bảo an toàn...
Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Hiện nay khá nhiều bạn trẻ lựa chọn đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm cơ hội...