Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Cách để nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh
Có rất nhiều trường hợp các bà mẹ sau khi sinh con mắc chứng bệnh trầm cảm gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào có thể nhận biết được các dấu hiệu sớm nhất của bệnh trầm cảm?
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh
Mẹ giết con vì dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Những ngày gần đây, dư luận bàng hoàng vì sự việc bé trai 33 ngày tuổi tại Thạch Thất, Hà Nội bị chính mẹ ruột giết hại do có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm sau sinh. Cách đấy không lâu, ngày 23/04/2017, một trường hợp khác người mẹ bế con gần 1 tuổi thả xuống giếng của gia đình khi bé còn đang ngủ, nguyên nhân chính cũng do trầm cảm sau sinh!
Trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm xảy ra ở phụ nữ mới sinh, liên quan tới suy nghĩ và cảm giác buồn chán, mệt mỏi, lo sợ, ám ảnh. Nguy hiểm hơn cả là các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể kiến người mẹ có nhiều hành động dại dột, đặc biệt muốn kéo theo cả đứa con của mình khiến niềm đau nhân lên gấp bội, giảng viên Ngọc Diệp - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết.
Các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh điển hình nhất
Tương tự bệnh rối loạn trầm cảm trong y học phổ thông, bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như sau:
- Khí sắc trầm cảm, mất hứng thú với bất kỳ hoạt động bao gồm cả tình dục.
- Ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần vận động trở nên chậm chạp, trì trệ.
- Mất sinh lực mặc dù không làm gì nhiều, cảm giác cạn kiệt sức lực, chán nản, cảm giác kiệt quệ dai dẳng.
- Mặc cảm, thấy mình vô dụng và có lỗi. Thiếu quyết đoán và giảm tập trung.
- Trong một số trường hợp dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể khiến người mẹ có ý tưởng tự sát hoặc sợ hãi khi ở một mình cùng con. Có những cảm xúc và ý nghĩa tiêu cực về con, dẫn đến việc làm tổn hại chính con mình.
- Lo lắng quá nhiều về bé hoặc tỏ ra không đoái hoài gì đến bé.
- Không ăn hoặc ăn quá nhiều. Đa số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ dẫn đến sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Người mẹ cần được chia sẻ để chống lại các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Những xúc cảm đáng sợ của bệnh trầm cảm sau sinh có thể được điều trị dứt điểm nếu người thân phát hiện và có những hỗ trợ, động viên kịp thời.
Cách điều trị trầm cảm sau sinh để bảo vệ mẹ và bé
Để phòng chống trầm cảm sau sinh, ngay từ khi mang thai người mẹ cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh để chuẩn bị tinh thần và kỹ năng cần thiết trước khi làm mẹ. Ngoài ra sau quá trình sinh nở, người mẹ cũng cần được thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Khi thấy quá sức, hãy chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người thân, tránh tình trạng kiệt sức vì gồng mình, chuyên gia tâm lý Diệp Chi - Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ.
Chồng và người thân trong gia đình là những người chia sẻ với thai phụ trong quá trình chuyển dạ và chăm sóc em bé. Sau sinh, mẹ nên cho con bú bởi nó sẽ làm tăng sợi dây liên kết giữa mẹ và con, khiến người mẹ cảm thấy yêu con nhiều hơn.
Người mẹ nếu thấy cảm xúc của mình bị rối loạn ngay lúc ấy phải chia sẻ với người thân của mình luôn. Và chú ý ăn uống đầy đủ, đúng bữa....
Trường hợp có những dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh, người mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao. Thêm vào đó, hãy luôn để người thân thiết mà sản phụ tin tưởng ở bên cạnh để trò chuyện, động viên người mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.