Tin y dược

Thứ hai: 04/06/2018 lúc 16:58

Dược liệu Hồng hoa - Vị thuốc Vàng ngành dược

Trong danh sách vị thuốc quý ngành dược, không thể không nhắc tên dược liệu Hồng hoa. Cùng tìm hiểu đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của dược phẩm này nhé!

Hồng hoa, tên gọi khác là rum - tên khoa học:  Carthamus tinctorius L 

Đặc điểm của Hồng hoa: Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,6 - 1m hay hơn. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gần như không cuống, gốc tròn ôm lấy thân. Phiến hình bầu dục hay hình trứng dài 4-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn sắc, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá nhẵn, màu xanh lục sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa đầu ở ngọn thân; bao chung gồm nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau, có gai ở mép hay ở chóp, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, đính trên đế hoa dẹt. Quả bế, hình trứng, có 4 vạch lồi.

Mùa hoa tháng 5-7; quả tháng 7-9. 

tìm hiểu về dược liệu Hồng Hoa, vị thuốc quý ngành dược

tìm hiểu về dược liệu Hồng Hoa, vị thuốc quý ngành dược

Tác dụng của Hồng Hoa

Dược liệu Hồng hoa có rất nhiều tác dụng trong Đông y, nhất là đối với phụ nữ. Hồng hoa có vị cay, tính ấm nên có tác dụng phá ứ huyết, thông kinh, sinh huyết và hoạt huyết. Giúp giảm đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét.. Hồng hoa còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, rong kinh... điều hòa nội tiết tố của phụ nữ. Bên cạnh đó còn giúp lợi tiểu, long đờm, toát mồ hôi, thanh tẩy làm dịu cơ thể.

Ngoài tác dụng làm thuốc thì Hồng hoa từ thời Tuệ Tĩnh đã được dùng nhuộm tơ lụa cho có màu đỏ và dùng làm thuốc. Ngày nay, người ta cũng trồng Hồng hoa làm hàng rào, lấy hoa để nhuộm, làm thuốc và còn dùng hạt để lấy dầu. Dầu này sau khi tinh chế, dùng để ăn như dầu hướng dương, còn dùng để thắp sáng, nấu xà phòng, chế sơn, mỹ phẩm... Khô dầu Hồng hoa chứa 20-60% protein dùng làm thức ăn chăn nuôi. Hạt không bóc vỏ, ép dầu xong dùng làm phân bón.

Thành phần hóa học của Hồng hoa

Trong hoa có 2 sắc tố vàng và đỏ, sắc tố đỏ là carthain (0,3-0,6%) không tan trong nước còn sắc tố vàng tan trong nước. isocarrthamin sẽ chuyển dần thành carthami, luteolin 7 - glucosid và 3- rhamnoglucosid của kaempferol. Hạt Hồng hoa chứa 20-30% dầu, 12-15% protein. Dầu của hồng hoa giàu glycerid của các acid béo không trung hòa, có hàm lượng lên tới 90%.

tìm hiểu về dược liệu Hồng Hoa, vị thuốc quý ngành dược

tìm hiểu về dược liệu Hồng Hoa, vị thuốc quý ngành dược

Cách bào chế dược liệu hồng hoa

Để bào chế dược liệu hồng hoa, người ta sẽ thu hái hồng hoa khi cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, để giữ được dưỡng chất tốt nhất của dược liệu.

Hái về, bỏ đài hoa đi, chỉ dùng cánh hoa và hạt để áp lấy dầu. Cánh hoa gói thành từng bánh đem phơi khô hoặc giã nát vắt thành miếng bánh phơi khô dùng gọi là "Tiền bính". Có thể chỉ cần phơi khô cánh hoa là có thể sử dụng được, loại này được gọi là "tán hồng hoa". Hạt của hồng hoa chứa rất nhiều dầu và protein, giữ lại hạt để ép dầu rồi sử dụng hàng ngày là có thể tận dụng được hết công dụng của hồng hoa.

Hồng hoa cần được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, cần sử dụng gói hút ẩm để tránh cánh hoa bị mốc, mềm hay bị vụn.

Các bài thuốc có chứa Hồng hoa

1.Cây hồng hoa chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế lâu ngày, huyết tích thành hòn:

Hồng hoa, Tô mộc (gỗ vang), Nghệ đen đều 8g, sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống (Lê Trần Đức).

2.Cây hồng hoa trục thai chết trong bụng ra:

Hồng hoa đun với rượu mà uống; hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam)

3.Cây hồng hoa  phòng và chống bệnh ban sởi:

Hạt hồng hoa: sử dụng 3-5 hạt nhai nuốt, chiêu nước (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

4.Cây hồng hoa chữa đơn sưng chạy chỗ này sang chỗ khác:

Mầm cây Hồng hoa giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp. (Lê Trần Đức)

5.Dược liệu hồng hoa chữa kinh nguyệt không đều, kinh đau bụng, kinh nguyệt xấu, hư khí, viêm dạ con, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra thai chết trong bụng. Liều dùng trung bình mỗi ngày uống 4g đến 10g dưới dạng thuốc sắc.

Lời khuyên của chuyên gia Y tế: Hồng hoa không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, người cao huyết áp. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng và thời gian khỏi bệnh khác nhau, không nên sử dụng bừa bãi mà nên hỏi ý kiến Bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh phản tác dụng.

Nếu có đam mê và muốn tìm hiểu sâu hơn về y dược Việt nam, các bạn có thể tham khảo các cuốn sách như Sách Dược điển Việt Nam 4 tài liệu quý cho sinh viên Y Dược , đây là cuốn sách được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng Y dược Sài Gòn, Y dược Sài gòn nên các bạn có thể yên tâm tìm đọc. 

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Một trong những loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Zinnat được sử dụng phổ biến hiện nay. Để đảm bảo an toàn...
Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Hiện nay khá nhiều bạn trẻ lựa chọn đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm cơ hội...