Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Những hy sinh thầm lặng của ngành Y Dược mà ít ai biết đến?
Rất nhiều người cho rằng ngành Y Dược lương cao mà lại nhàn hạ, nhưng ít ai thấu hiểu được họ phải đánh đổi những gì trong cuộc sống. Bởi những người hoạt động trong nghề mới thấu hiểu được sau hào nhoáng bên ngoài thì họ phải gian khổ như thế nào.
- Thông tin mới về mã ngành Cao đẳng Hộ sinh có hiệu lực từ năm 2018
- Con gái học ngành Y là những cô gái bản lĩnh
- Đổi mới quy chế thi thì dược sĩ học khối nào?
Nghề Y Dược là một nghề vô cùng khắc nghiệt
Nghề Y Dược là một nghề vô cùng khắc nghiệt
Từ khi được ngồi trên ghế nhà trường họ đã phải trải qua quá trình đạo tạo khắc nghiệt. Thêm vào đó để bước chân vào cánh cổng Đại học Y không phải là dễ dàng bởi số điểm và tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Được vào học cũng không hề đơn giản. Thời gian đào tạo của các ngành khác chỉ khoảng 4 năm để hoàn thành khóa học. Thế nhưng, sinh viên ngành Y Dược phải trải qua 6-7 năm một thời gian học dài hơn so với tất cả các ngành khác. Sinh viên phải thực hành vô cùng vất vả phải vào bệnh viện trực đêm. Đến khi tốt nghiệp phải học khóa chuyên tu nữa mới có thể tiếp cận được với nghề và được phép hành nghề. Các bạn không đủ điểm để thực hiện ước mơ của mình sẽ chọn các trường Cao đẳng Dược để học
Bạn Đức Trọng - sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ rằng: Bình thường những ngày lễ tết mọi người được sum họp bên gia đình thế nhưng các bác sỹ trong những ngày này phải hoạt động hết công suất. Những ngày lễ tết đều không được nghỉ. Vì thế, đôi khi ngày kỷ niệm quan trọng cũng bỏ lỡ.
Nghề Y Dược – nghề nguy hiểm
Hiện nay có rất nhiều bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cao thế nhưng đã là Bác sĩ thì không thể nào lựa chọn được bệnh nhân mà phải cứu chữa cho tất cả mọi người. Đó cũng chính là người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất. Đã có không ít bác sỹ bị nhiễm bệnh hy sinh khi tiếp xúc với bệnh để cứu người. Vất vả là vậy, đôi khi quá đông bệnh nhân mà không kịp điều trị cho các bệnh nhân khác. Bị mọi người chửi bới thậm chí là có thái độ không tốt. Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, trong khi làm việc không thể tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên đối với ngành Y Dược thì các y, bác sĩ không được phép sai lầm dù chỉ là nhỏ nhất. Khi làm việc phải tập trung 200%, đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn. Thế nên mới nói trong ngành Y Dược ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc và nếu không cẩn thận thì các y, bác sĩ sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
Nghề Y Dược vinh quang nhưng rất bạc bẽo
Nghề Y Dược vinh quang nhưng rất bạc bẽo
Tâm lý bệnh nhân thường mong muốn những gì tốt đẹp nhất đến với mình. Bác sỹ quan tâm người khác hơn cũng tỏ thái độ trách móc, đó chính là sự bạc bẽo trong ngành Y Dược. Nếu không có sự đam mê thì không thể làm nghề được. Có sự hy sinh thì mới có thành công, vì thế những người hoạt động trong lĩnh vực này thường phải đánh đổi rất lớn. Họ phải như thế mới có thể theo đuổi được nghề. Chắc hẳn các bạn đã từng chứng kiến có những trường hợp phải cấp cứu cho bệnh nhân khác ngay khi gặp được tin người thân mình qua đời mà không thể làm được gì. Hay đôi khi cả năm trời không được về nhà thăm con, bỏ lỡ cơ hội nhìn con cái khôn lớn vì phải đi công tác ở những vùng xa xôi, không làm tròn trách nhiệm của một người cha người mẹ đối với con cái khi mà thời gian ở bệnh viện còn nhiều hơn thời gian ở nhà.
Chị Minh Thuyết, một trong những sinh viên lựa chọn học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ rằng: Công việc của mình nhiều khi con không được gặp mẹ. Sáng con chưa dậy thì mình đã phải đi làm rồi. Nhiều khi đêm về muộn con cũng đi ngủ rồi. Nghĩ đến cảnh đó mà rơi nước mắt, không biết làm thế nào nữa, vì công việc mà phải chấp nhận thôi.