Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Penicillin là thuốc gì? Dùng để điều trị những bệnh nào?
Loại kháng sinh có trên thị trường đầu tiên phải kể đến Penicillin. Đây là lựa chọn đầu tiên cho những người bệnh mắc nhiễm trùng nặng. Có thể Penicillin đã quá quen thuộc với nhiều người nhưng chắc hẳn một số khác vẫn còn khá mập mờ trước loại thuốc này. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng cách?
- Ý nghĩa Chén Thuốc và Rắn của Hygeia trong biểu tượng ngành Dược
- 100.000 liều vắc xin viêm não mô cầu được nhập về Việt Nam vào cuối tháng 5/2018
Thuốc Penicillin gồm những loại nào?
Thuốc Penicillin gồm những loại nào?
Penicillin còn có tên gọi kahsc là Benzylpenicillin, là một loại kháng sinh thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
Hiện nay có 2 loại Penicillin phổ biến là Penicillin G và Penicillin V.Penicillin G là kháng sinh nhóm beta – lactam, là một Penicillin tự nhiên thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum.
Penicillin G: dùng để tiêm và chủ yếu là tiêm bắp. Thuốc vào máu nhanh sau khi tiêm bắp dạng muối tan trong nước và thường đạt được nồng độ cao nhất trong vòng từ 15 đến 30 phút. Thuốc được chuyển hoá ở gan và thải trừ nhanh ở ống thận ra đường nước tiểu.
Penicillin V: là Penicillin tương tự của Benzylpenicillin có tác dụng theo đường uống, được dùng chống các tụ cầu và liên cầu khuẩn không tiết men Penicillinase cũng như chống lại các chủng nhạy cảm khác.
Penicillin phân bố nhanh và rộng với nồng độ khác nhau trong các mô và dịch cơ thể. Khoảng 60% thuốc Penicillin gắn với protein huyết tương. Thuốc qua hàng rào máu não rất kém ở người bình thường nhưng khi màng não bị viêm thì thuốc xâm nhập tốt hơn.
Chống chỉ định dùng thuốc Penicillin
Không dùng Penicillin trong các trường hợp sau:
– Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với Penicillin hoặc quá mẫn với Cephalosporin.
– Người bị rối loạn tiêu hoá.
– Người bị suy gan, suy thận nặng.
Bên cạnh đó thuốc cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú, đối tượng này cần phải thận trọng khi quyết định dùng thuốc Penicillin bởi thuốc qua được nhau thai và có vào sữa mẹ, và cũng chưa có nghiên cứu chính xác nào khẳng định thuốc không có ảnh hưởng đến thời kỳ bào thai phát triển và em bé sơ sinh. Nếu bạn đang dự định có bầu thì nên trò chuyện với bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe và chỉ định đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực về sau.
Liều dùng của thuốc Penicillin
Liều dùng của thuốc Penicillin
Đối với mỗi dạng thuốc đều sẽ có cách sử dụng khác nhau do bác sĩ chỉ định để thuốc phát huy đúng tác dụng và không xuất hiện các tác dụng phụ hoặc phản ứng không mong muốn. Nếu là thuốc viên nén uống, bạn nên bỏ nguyên một viên thuốc vào miệng và uống nhiều nước để thuốc thẩm thấu nhanh, tác động vào nguyên nhân bệnh để loại bỏ triệu chứng.
Dạng thuốc tiêm thì cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, y tá có tay nghề, người bệnh không nên tự ý tiêm truyền. Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người lớn tuổi, phải có người kiểm soát, chăm sóc và quan sát diễn biến sau khi uống thuốc để điều trị và xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.
Chúng tôi sẽ nêu liều dùng cụ thể thuốc Penicillin của một vài dạng thuốc tiêu biểu và tương ứng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:
– Với Penicillin G dạng tiêm thì phải tiêm bắp sâu với liều trung bình từ 0,6 đến 3g mỗi ngày, chia làm 4 lần.
+ Viêm màng não, viêm nội tâm mạc hay nhiễm tùng huyết: dùng 6 đến 12g mỗi ngày, trong vòng 10 ngày đến 15 ngày.
+ Dự phòng tái phát viêm thấp khớp cấp: 1 mũi mỗi 15 ngày với liều lượng dành cho người lớn là 12g, trẻ em là 0,6 đến 1,2g.
+ Bệnh do xoắn khuẩn: 1 mũi mỗi 8 ngày, với liều lượng 12g.
– Với Penicillin V dạng uống:
+ Nhiễm trùng Streptococcus: dùng 125 – 250 mg Penicillin, uống mỗi 6 – 8 giờ trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do phế cầu khuẩn: dùng 250 – 500 mg Penicillin uống mỗi 6 giờ cho đến khi hết sốt trong ít nhất 2 ngày.
+ Phòng ngừa sốt thấp khớp hoặc múa giật hoặc cả hai: dùng 125 – 250 mg Penicillin uống hai lần mỗi ngày.