Sức Khỏe & Đời Sống

Thứ ba: 05/06/2018 lúc 16:42

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng cách?

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ hiện nay thường có thói quen dự trữ thuốc ở nhà nhất là đối với thuốc hạ sốt. Thế nhưng, dùng thuốc như thế nào để hiệu quả cũng như tránh được những tác dụng phụ thì nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa nắm được.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng cách?  Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như thế nào là an toàn, hiệu quả

Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như thế nào là an toàn, hiệu quả

Khi bé bị sốt thông thường có thể dùng các biện pháp hạ nhiệt cho trẻ thông thường như chườm ấm hoặc hạ sốt bằng các biện  pháp dân gian. Cuối cùng nếu thân nhiệt của trẻ vẫn cao hoặc tăng liên tục thì cần dùng ngay thuốc và đưa bé đến các cơ sở y tế nếu trẻ có biểu hiện co giật. Nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt cao hơn 38 độ C (thường đo ở nách, trán, tai).

Các loại thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol là sự lựa chọn để hạ sốt cho trẻ an toàn, ít gây tác dụng phụ, có thể dùng đườn uống hoặc viên đạn nhét hậu môn cho trẻ. Ngoài ra các loại thuốc như Ibuprofene và Aspirin cũng được sùng nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ bởi đôi khi những thành phần này sẽ có tác dụng phụ.Để trẻ có thể sử dụng thuốc hạ sốt được hiệu quả và an toàn bố mẹ không nên tự ý cho bé dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần tính liều lượng đúng với cân nặng của trẻ, thuốc hạ sốt cần đảm bảo còn trong thời hạn sử dụng và đừng quên đọ kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho bé dùng.

Với mỗi loại thuốc hạ sốt đều có quy định sử dụng riêng, bố mẹ cần tham khảo thật kỹ trước khi cho con dùng để đạt hiệu quả tốt nhất:

- Thuốc hạ sốt Paracetamol: Nên dùng khi trẻ cần đến thuốc bởi tính an toàn của sản phẩm. Liều dùng 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Đối với những trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ đồng hồ. Thông dụng nhất là các dạng uống,  đặt hậu môn, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện.

- Thuốc hạ sốt Aspirin: Liều dùng 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ. Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và không được dùng khi bé bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.

- Thuốc hạ sốt Ibuprofene: Liều dùng 20-30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống. Chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở trẻ nhỏ, Ibuprofene thường gây nhiều tác dụng phụ, nhất là ở trẻ bị thủy đậu. Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và không được dùng khi trẻ bị lóet dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.

Làm thế nào để trẻ ít bị sốt hơn?

Làm thế nào để trẻ ít bị sốt hơnLàm thế nào để trẻ ít bị sốt hơn

Điều này không phải quá khó nhưng không hẳn là quá dễ dàng với những bậc phụ huynh mới nuôi con lần đầu khoa Cao đẳng Điều Dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được chia sẻ một vài bí quyết giúp bé ít bị sốt hơn.

- Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng: Ngay từ khi con còn nhỏ bố mẹ cần cho bé ra ngoài vui chơi hợp lý. Tránh tình trạng vì muốn bao bọc trẻ mà bố mẹ cho bé sống trong môi trường quá hoàn hảo. Trẻ sẽ khó lòng mà thích nghi được với điều kiện ít thuận lợi như bé đã từng sống.

- Hạn chế nguồn lây nhiễm siêu vi và vi khuẩn cho trẻ: Người lớn chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho bé. Vì vậy cần phải rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ, hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng, cơ thể cần vệ sinh tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh để hạn chế lây bệnh. Tai của trẻ cần được giữ khô và sạch tránh bị ướt kéo dài dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Khi bé ngủ cần mắc màn và phát quang bụi rậm quanh khu vực trẻ ở, tránh để trẻ chơi ở nơi có nhiều nguồn bệnh.

- Bảo vệ cho trẻ đúng cách: Không nên cho bé vui chơi quá nhiều ngoài trời nắng. Khi trẻ có mồ hôi không nên tắm ngay hoặc ngồi ngay trong phòng điều hòa. Trẻ đang ngồi phòng điều hòa cũng không nên cho bé chạy ra chạy vào hoặc cho trẻ ra ngoài đột ngột mà không có sự điều chỉnh hợp lý. Không nên ủ ấm cho trẻ quá mức hoặc lau khô mồ hôi cho bé kịp thời khi con ra nhiều để tránh việc bé bị cảm lạnh.

- Chuẩn bị trước khi cho bé đi tiêm chủng: Có một số mũi vacxin của trẻ sẽ gây ra hiện tượng sốt hoặc vết tiêm trai cứng bố mẹ cần tìm hiểu trước để có cách giúp trẻ hạ nhiệt nhanh và được an toàn sau khi tiêm. Cho trẻ ăn uống đúng cách, vui chơi ở những nơi an toàn chính là cách bố mẹ giúp con luôn khỏe mạnh.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Chế độ ăn uống phù hợp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống phù hợp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở những đối tượng khác nhau, khi gặp phải chứng bệnh này mọi người cần phải tìm ra được...
Tổng hợp 5 vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên sớm phải đối mặt

Tổng hợp 5 vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên sớm phải đối mặt

Khi bước vào đội tuổi trung niên cơ thể bắt đầu lên tiếng vì vậy mỗi một người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để giúp...