Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Thanh Hóa : Hiểm họa khi học sinh đến trường bằng bè mảng
Hàng ngày các em tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) phải đến trường trên chiếc bè được làm bằng những cây luồng thô sơ.
- Học Phí liên thông Cao đẳng Y Dược TPHCM 2018
- Hồ sơ xét tuyển Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược TPHCM 2018
- Điều kiện để xét tuyển văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược TPHCM
Dòng sông Âm chia cắt nhiều làng của xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc khiến việc đi lại của người dân cũng như các cháu học sinh gặp nhiều khó khăn
Tại xã Phùng Mình có các làng như: Tân Lập, Xuân Lai, Làng Lại, Làng Mui, nằm tách biệt và bị ngăn cách bởi dòng sông Âm. Đã bao đời nay, người dân và đặc biệt là các em học sinh muốn đến trường học phải qua sông bằng bè mảng. Trong khi đó, chiếc bè mảng dùng để chuyên chở học sinh cũng như người dân vượt sông được kết nối từ những cây luồng thô sơ.Gần đây, khi dự án kênh Bắc được thực hiện đã có một cây cầu cứng bắc qua sông, tuy nhiên, phải đi đường vòng với quãng đường dài hàng chục km. Trong khi đó, chủ yếu các cháu học sinh còn nhỏ nên việc đi lại rất khó khăn, vất vả, nên chỉ còn cách là đi bè mảng qua sông để đến trường.
Về mùa khô, việc đi lại bằng bè mảng còn đỡ, tuy nhiên, mùa mưa lũ đến, nước sông dâng cao, chảy xiết, nên hiểm nguy luôn rình rập đối với các cháu học sinh mỗi khi qua sông đến trường cũng như trở về nhà.Những năm trước đây, số lượng học sinh của xã Phùng Minh phải qua sông nhiều, tuy nhiên, do lo sợ hiểm nguy nên nhiều phụ huynh đã phải xin cho con em theo học tại các trường trên địa bàn xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân.
Ông Nguyễn Văn Cao đã có thâm niên gần 30 năm chèo chống bè mảng đưa học sinh qua sông
Chị Bùi Thị Oanh, ở làng Mui, cho biết: Gia đình chị có một cháu học lớp 6 và một cháu học lớp 8 phải qua sông đi học. Mặc dù biết con đi lại vất vả, muốn cho con sang xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân đi học nhưng lại khác địa phương nên có những bất tiện.
Mỗi ngày, các cháu học sinh phải nhiều lần qua sông bằng bè mảng
Con đường lên xuống bến đò cũng rất gập ghềnh
Mỗi ngày có gần 40 học sinh của xã Phùng Minh phải qua sông Âm đến trường
“Hàng ngày cháu phải đi về hai lần qua sông. Mỗi lần qua sông bằng bè mảng đến trường cháu thấy rất sợ, có lần vì sợ quá mà bị trượt chân nhưng may chưa rớt xuống sông. Cháu đi bè mảng cho gần, nếu đi đường bộ thì rất xa”, cháu Lê Đức Anh, ở Làng Lại - học sinh lớp 7A, trường THCS Phùng Minh, cho biết.Ông Nguyễn Văn Cao (SN 1959), ở làng Mui, xã Phùng Minh, cho biết: “Tôi chèo bè mảng trên sông Âm đã gần 30 năm nay, chống bè cho cả đời bố đi học, giờ đến đời con. Mấy năm trở về trước, học sinh qua sông nhiều, nhưng giờ còn lại mấy chục cháu thôi. Về mùa này, dân tình còn đi lại được, chống chèo dễ, còn mùa mưa lũ thì khó khăn, nguy hiểm lắm”.
“Vừa rồi, tôi cũng có nghe tin Nhà nước đầu tư cầu cứng, họ có về khảo sát, khoan thăm dò rồi, nhưng không biết như thế nào nữa. Chúng tôi mong muốn có cây cầu để dân làng, con cái, cháu chắt đi lại thuận lợi”, ông Cao cho biết thêm.Thầy Hoàng Xuân Sơn - Phó hiệu trưởng Trường THCS Phùng Minh (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cho biết: “Nhà trường có tổng 123 học sinh, ngày trước phần lớn các em học sinh phải qua sông đến trường, nhưng nhiều học sinh đã xin về bên huyện Thường Xuân học. Hiện nay, còn 22 em học sinh của nhà trường phải qua sông bằng bè mảng”.
Nhiều giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sau khi nhìn thấy những hình ảnh này đã tỏ ra khá lo lắng cho các em nhỏ.
Cũng theo thầy Sơn, học sinh ở nhiều làng phải qua sông Âm tại 3 bến đò. Nếu các em muốn đi cầu cứng thì phải đi đường quanh co, khó đi lại và rất xa. Về mùa mưa lũ, nhiều em học sinh không qua lại được vì không an toàn. Đã có những lần học sinh bị trượt ngã nhưng may mắn được cứu kịp thời.
Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc, hiện trên địa bàn xã Phùng Minh có gần 40 học sinh các cấp từ Mầm non đến THCS hàng ngày phải đi bè mảng qua sông Âm đến trường. Trong đó, có 15 học sinh Tiểu học, 22 học sinh THCS và 1 học sinh Mầm non.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp