Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Transamin là thuốc gì? Công dụng của thuốc như thế nào?
Transamin có tác dụng được sử dụng để điều trị các bệnh xuất huyết hoặc ho ra máu trong những trường hợp lao phổi, xuất huyết ...
- Điểm chuẩn Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội
- Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng cách?
- Ý nghĩa Chén Thuốc và Rắn của Hygeia trong biểu tượng ngành Dược
Tác dụng của thuốc Transamin đối với người dùng
Tác dụng của thuốc Transamin đối với người dùng
Acid tranexamic gắn mạnh vào vị trí liên kết lysin (LBS), vị trí có ái lực với fibrin của plasmin và plasminogen, và ức chế sự liên kết của plasmin và plasminogen vào fibrin. Do đó, sự phân hủy bởi plasmin bị ức chế mạnh. Với sự có mặt của các kháng plasmin, như a2-macroglobulin, trong huyết tương, tác dụng kháng tiêu fibrin của acid tranexamic còn được tăng cường thêm.
Tác dụng cầm máu:
Plasmin tăng quá mức gây ra ức chế kết tụ tiểu cầu, sự phân hủy của các tác nhân đông máu... nhưng ngay cả một sự tăng nhẹ cũng làm cho sự thoái hóa đặc hiệu của fibrin xảy ra trước đó. Do đó, trong những trường hợp chảy máu bình thường, sự có mặt của acid tranexamic tạo ra sự cầm máu bằng cách loại bỏ sự phân hủy fibrin đó.
Tác dụng chống dị ứng và chống viêm
Acid tranexamic ức chế quá trình sản xuất kinin và những peptid có hoạt tính khác... do plasmin, có thể gây ra sự tăng tính thấm thành mạch, dị ứng và những tổn thương viêm.
Chỉ định :
- Xu hướng chảy máu được coi như liên quan tới tăng tiêu fibrine (bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu không tái tạo, ban xuất huyết... và chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật).
- Chảy máu bất thường được coi như liên quan tới tăng tiêu fibrine tại chỗ (chảy máu ở phổi, mũi, bộ phận sinh dục, hoặc thận hoặc chảy máu bất thường trong hoặc sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt).
- Những triệu chứng như đỏ, sưng hoặc ngứa trong các bệnh như: mề đay, dị ứng thuốc hoặc ngộ độc thuốc.
- Những triệu chứng như đỏ, sưng, ngứa, rát họng trong các bệnh: viêm amiđan, viêm họng-thanh quản.
- Ðau trong khoang miệng hoặc áp-tơ trong các trường hợp viêm miệng.
Chống chỉ định :
- Bệnh nhân có bệnh huyết khối như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối và bệnh nhân có khuynh hướng bị huyết khối.
- Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp đông máu.
- Bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn với thuốc.
- Suy thận nặng (do có nguy cơ gây tích lũy thuốc).
Thận trọng khi dùng thuốc trong những trường hợp sau
Thận trọng khi dùng thuốc trong những trường hợp sau:
- Những bệnh nhân có huyết khối (huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối...) và ở những bệnh nhân huyết khối có thể xảy ra.
- Những bệnh nhân có bệnh đông máu do dùng thuốc (đồng thời sử dụng với heparin...).
- Những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc.
- Người cao tuổi: Vì người cao tuổi có chức năng sinh lý giảm, nên có những biện pháp giảm liều có giám sát một cách thận trọng.
Dạng tiêm:
Thận trọng khi cho tiêm tĩnh mạch: Cho thuốc từ từ (buồn nôn, tức ngực, đánh trống ngực, hoặc tụt huyết áp có thể hiếm khi xảy ra khi cho thuốc nhanh).
Thận trọng khi cho tiêm bắp: Trong trường hợp tiêm bắp, hãy đề phòng để tránh những tác dụng trên mô và dây thần kinh:
- Không tiêm vào những vị trí có phân bổ dây thần kinh và thận trọng khi tiêm.
- Khi tiêm nhiều lần, tránh tiêm vào cùng một vị trí bằng cách lần lượt tiêm vào tay trái rồi tay phải... Ðặc biệt thận trọng khi cho thuốc cho trẻ sơ sinh/đẻ non/đang bú.
- Khi cắm kim tiêm, nếu có cảm giác đau buốt nhiều hoặc khi máu chảy ngược trở lại vào bơm tiêm, hãy rút ngay kim ra và tiêm vào một vị trí khác.
Ðể tránh nhiễm một chất lạ khi bẻ ống tiêm, dùng bông được tiệt trùng trong cồn để lau ống tiêm trước khi bẻ.
Nguồn: Khoa Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp