Cao đẳng xét nghiệm

Thứ ba: 27/03/2018 lúc 18:55

Tìm hiểu xét nghiệm công thức máu là gì?

Xét nghiệm máu đã quá quen thuộc với mọi người nhưng hiểu rõ xét nghiệm máu là gì hay cách đọc kết quả xét nghiệm công thức máu như thế nào để đặt câu hỏi với bác sĩ về bệnh tình của mình thì không phải ai cũng nắm được.

Tuyển sinh cao đẳng Xét nghiệm 2018

Tuyển sinh cao đẳng Xét nghiệm 2018

Xét nghiệm công thức máu là gì?

Đối với những bạn học Cao đẳng Xét nghiệm thì khái niệm xét nghiệm công thức máu đã trở nên quá quen thuộc. Đây là xét nghiệm đầu tay của các bác sĩ, giúp họ chẩn đoán nhiều loại bệnh. Xét nghiệm công thức máu là phương thức tốt nhất để theo dõi diễn biến của một số bệnh liên quan tới máu hoặc để kiểm tra tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế tủy xương. Xét nghiệm công thức máu cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu giúp nhận biết các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại

Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Thông qua công thức máu chúng ta có thể biết được:

Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Những tế bào này có chức năng khác nhau: hồng cầu mang chất dinh dưỡng và ôxy đi nuôi dưỡng tế bào, bạch cầu là đội ngũ các “chiến binh” đương đầu với các tác nhân gây nhiễm trùng, tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu.

Hàm lượng huyết sắc tố (một loại protein nằm trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang ôxy tới mô).

Hematocrit: Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu.

Cách đọc kết quả xét nghiệm công thức máu

Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC) 40-10 Giga / L

– Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây tăng số lượng bạch cầu, ví dụ: corticosteroid.

– Giảm trong thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót). Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC

3,8-5,8 Tera / L.

Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu.

Giảm trong thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb)

12-16,5 g / dL.

Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi.

Giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.

Khối hồng cầu (HCT: hematocrit)

Nam: 39-49%.

Nữ: 33-43%.

Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu (hypovolemia).

Giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.

Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV) 85-95 fL.

Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương.

Giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH) 26-32 pg.

MHC tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. MCH giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.

Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC) 32-36 g/ dL.

Trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu

Độ phân bố hồng cầu (red distribution width: RDW) 10-16,5%.

Độ phân bố hồng cầu RDW bình thường và MCV tăng, gặp trong: thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu. MCV bình thường, gặp trong: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.

MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh thalassemia dị hợp tử.

RDW tăng và: MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.

MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.

Giảm MCV: thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.

Số lượng tiểu cấu (platelet count: Plt 150-450 Giga/L.

Trong những rối loạn tăng sinh tuỷ xương: chứng tăng hồng cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, chứng tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, chứng tăng tiểu cầu dẫn đến các bệnh viêm.

Số lượng tiểu cầu trong máu giảm trong: Giảm sản xuất: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, các thuốc khác, ví dụ: ethanol.

Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: chứng phì đại lách, sự đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu (ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát, sốt Dengue, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, các thuốc: quinidin, cephalosporin.

Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV) 6,5-11fL.

Trong bệnh tim mạch (sau nhồi máu cơ tim, sau tắc mạch não, đái tháo đường, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, chứng nhiễm độc do tuyến giáp, …Trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bệnh bạch cầu cấp, lupus ban đỏ hệ thống, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương, dầu cá, chứng tăng tiểu cầu hoạt động.

Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct) 0,1-0,5 %. Tăng trong ung thư đại trực tràng.Giảm trong nghiện rượu, nhiễm nội độc tố.

Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW) 6-18 %. Trong ung thư phổi (PDW ở ung thư phổi tế bào nhỏ SCLC cao hơn ở ung thư phổi tế bào không nhỏ NSCLC), bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm. Giảm trong nghiện rượu.

Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut) 2-6,9 Giga/ L.

Tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các khối u (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

Địa chỉ đào tạo cao đẳng xét nghiệm 2018

Địa chỉ đào tạo cao đẳng xét nghiệm 2018

Trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes: LYM) 0,6-3,4 Giga/ L.

Trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.

Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome).

Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%) 43-76 %.

Trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các ung thư (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

Trong các nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị .

Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%) 17-48%.

Tăng trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.

Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chất trị liệu, thiếu máu bất sản, các ung thư, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome)

Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%) 4-8%.

Tăng trong các trường hợp bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis, …Giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%) 0,1-7%.

Tăng trong các trường hợp phản ứng dị ứng như sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc. Giảm trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid.

Lưu ý khi đi xét nghiệm công thức máu

Những lưu ý cần biết khi đi xét nghiệm công thức máu là gì? Theo thầy Nguyễn Văn Cường trưởng khoa cao đẳng Xét nghiệm trường Cao đẳng y dược Sài Gòn cho biết: Khi đi xét nghiệm công thức máu thì chỉ nên nhịn ăn mà không nên nhịn uống vì nếu bệnh nhân bị thiếu nước thì kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác nên khi xét nghiệm nên uống đủ nước hoặc thừa nước vẫn được.

Thêm vào đó, nên uống các loại thuốc cần uống như thuốc hạ áp, trợ tim. Ngay cả trong trường hợp tiểu đường, nếu đường huyết chưa ổn định, thầy thuốc có thể cho xét nghiệm loại đặc hiệu, như HbA1C để người bệnh vẫn uống thuốc như thường. Không ít người tăng huyết áp đến độ nguy hiểm chẳng qua vì sợ uống thuốc rồi kết quả xét nghiệm trả về lại bị sai.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Hiện nay khá nhiều bạn trẻ lựa chọn đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm cơ hội...
Phát hiện bệnh tiểu đường qua những kỹ thuật xét nghiệm nào?

Phát hiện bệnh tiểu đường qua những kỹ thuật xét nghiệm nào?

Những phương pháp kỹ thuật xét nghiệm phát hiện bệnh tiểu đường dưới đây sẽ giúp các bạn  tránh được những biên...