Tin y dược

Thứ hai: 04/06/2018 lúc 16:43

Bệnh viện công: Những giãi bày và sự nhìn nhận nỗi khổ của Bác sĩ Bệnh viện công

Những giãi bày với nỗi khổ của Bác sĩ Bệnh viện công, y đức thực sự cũng sẽ cần phải có môi trường và cơ chế để nuôi dưỡng, rèn luyện. Sẽ được biết thêm về những ý kiến, phản ánh lại từ bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân thì luôn nghĩ bác sĩ không thể bắt bệnh nhân phải chịu hậu quả . Bởi vậy nên Bác sĩ hãy luôn giải giữ lại những điều cơ bản trong văn hóa ứng xử và một tấm lòng biết yêu thương.

Làm bác sĩ thực sự biết đến là một nghề rất "giàu" về stress, khi mà những áp lực được đến từ phía công việc và cả ở trong dư luận xã hội bởi thế nên sự cố gắng cũng như là hy sinh của những người làm nghề Y thì người đời nào ai thấu? Vậy cùng xem nỗi khổ của các bạn đang đi theo ngành Y tại bệnh viện công sẽ phải đối diện với những khó khăn như thế nào.

Những khó khăn trong ngành y
  • Lương 3-4 triệu : là mức lương của một điều dưỡng công. Nếu làm cả trực gác, ngôi thêm phòng khám ngoài giờ, gặp 200 bệnh nhân mỗi ngày…thì mức lương cũng chỉ lên tới 6-7 triệu/tháng.
  • Mức lương 5-6 triệu: là số tiền một bác sĩ công nhận được. Để nhận được mức lương 9-10 triệu/tháng thì các bác sĩ sẽ phải làm tất cả công việc: trực gác, ngồi phòng khám , theo dõi và tiếp hàng trăm bệnh nhân trên ngày.
  • 1-3 triệu: Đó là số tiền tổng lương của một bác sĩ vừa mới ra trường và được bệnh viện “ưu ái” nhận vào.
  • 15 ngàn đồng: Đây là tiền cơm tối giành cho nhân viên y tế trực đêm.
  • 25 ngàn đồng: tiền công để thêm cho một ca vá thủng ruột giành cho bác sĩ chuyên ngoại khoa

Đây là những con số thực tế của những người mà chúng ta luôn yêu cầu trở thành “thiên thần áo trắng”.

Chưa dừng lại ở đó là những người làm trong ngành Y tế còn gặp rất nhiều rất nhiều những sự việc khác nhau.

  • Khi vật dụng hư hỏng và có liên can đến những nhân viên y tế, nên nhân viên y tế sẽ phải trả tiền.
  • Khi mà người nhà bệnh nhân lì lợm và không chịu đóng viện phí đủ thì nhân viên y tế sẽ lại là người phải trả tiền.
  • Khi gặp phải những ca gây khó dễ dù không cần biết là do chính người nhà bệnh nhân “tự phát” hay không hay do nhân viên y tế thì sẽ phải làm bản kiểm điểm, hoặc có thể bị trừ tiền thi đua và đó là phần tiền lớn so với mức lương cơ bản.
  • Khi bệnh nhân phàn nàn việc bệnh viện đông quá, chật quá, ít giường quá, và còn hùng hổ nổi khùng vì cho rằng điều kiện bệnh viện công còn quá nghèo nàn. Đó là những sự việc mà nhân viên y tế sẽ lại là người phải chịu đầu tiên phải hứng những phàn nàn thực sự không hề liên quan đến chuyên môn của họ mà vẫn bị trừ tiền thi đua.
  • Khi bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân bạo hành, hăm dọa, vì bất kỳ lý do gì thì những nhân viên y tế sẽ luôn cảm thấy mình rơi vào tình trạng cực kỳ đơn độc, bởi họ không tìm thấy được một điểm bảo trợ nào.

Nhiều trường hợp gặp phải bệnh nhân quá nặng và mất khiến cho người nhà bệnh nhân cho cả giang hồ vào đe dọa và lùng sục tìm kiếm mấy ngày trời trong bệnh viện. Nhiều trường hợp nhân viên phải núp vào trong tủ áo của phòng nhân viên và ở đó suốt đêm rồi trốn về nhà sau đó thì nộp đơn xin nghỉ vì luôn phải sống trong lo sợ. Nhưng quan trọng là tuy bị rơi vào tình trạng vậy nhưng vẫn không thấy một động thái can thiệp hay hỗ trợ nào.

Nếu là bạn, bạn suy nghĩ ra sao và có muốn làm hay không?

Trên lý thuyết trả lời câu hỏi này luôn cảm thấy rất dễ vì đã là một người thầy thuốc sẽ phải biết hy sinh giành cho bệnh nhân và phải biết yêu thương các bệnh nhân của mình…..Nhưng đó là lý thuyết còn thực hành thì nó lại cho thấy điều “Khó” đến mức nào.

Các bạn cứ thủ gặp 100 người một ngày và mỗi buổi sáng và tươi cười chào họ thôi, xem các bạn sẽ cảm giác ra sao? Có cạn kiệt không?. Chỉ từng đó thôi chứ đừng nói đến 100 bệnh nhân nheo nhóc kèm theo người nhà ở trong một môi trường căng thẳng hàng ngày.
Hay những cái tát bất ngờ là những gì nhân viên y tế sẽ luôn ẩn dật đến bất ngờ hoặc tệ hơn là nó đến hàng ngày.

Đã bao giờ bạn thử hẹn đồng hồ báo thức ban đêm cứ 30p một lần chưa. Sáng hôm sau liệu bạn sẽ ra sao, có thể tươi cười với hàng trăm bệnh nhân và ôm hôn đồng nghiệp bằng nụ cười tỏa nắng được không.

Rồi đến cảnh chết chóc bạn sẽ phải ngồi nghe người nhà nạn nhân khóc lóc từ biệt thảm thương. Ở bệnh viện thì những chuyện như vậy luôn thường xảy ra.

Bởi thế nên luôn cảm thấy sự thật luôn bị ngược lại . Khi chúng tôi được gọi là “thiên thần áo trắng” – thì với chúng tôi là những “thiên thần bị đày đọa”, còn nếu gọi là “mẹ hiền” – chúng tôi là những “người mẹ bị bạo hành gia đình” mà không có một tổ chức xã hội nào đi vào can thiệp, hỗ trợ và giúp đỡ!

Có phải chăng hiện nay xã hội đã đòi hỏi quá nhiều vào người nhân viên y tế, mà không có một hỗ trợ nào chính đáng để bù trừ?

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Zinnat - thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn có tốt không?

Một trong những loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Zinnat được sử dụng phổ biến hiện nay. Để đảm bảo an toàn...
Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Nâng cao chất lượng đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm

Hiện nay khá nhiều bạn trẻ lựa chọn đăng ký học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm cơ hội...