Tin tức tuyển sinh

Thứ hai: 04/06/2018 lúc 14:19

Khó khăn trong tuyển sinh ngành Sư phạm Mỹ thuật

Bất kể ngành nghề nào nếu đầu vào không được siết chặt sẽ rất khó khăn trong công tác đầu ra. Sinh viên sau khi ra trường sẽ không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Khó khăn trong tuyển sinh ngành Sư phạm Mỹ thuậtKhó khăn trong tuyển sinh ngành Sư phạm Mỹ thuật

Vì vậy, tuyển sinh đối tượng nào? Cách tuyển sinh ra sao? Tiêu chí chất lượng tuyển sinh thế nào? … là những vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Bài toán hóc búa

Thực tế công tác tuyển sinh hiện nay cho thấy, số lượng thí sinh đăng kí vào các trường ĐH nói chung và ĐH Sư phạm nói riêng giảm một cách đáng kể. Ngành SP Mĩ thuật cũng gặp khó khăn do những năm gần đây không nhiều thí sinh mặn mà với nghề này.

Điều đó đặt ra một bài toán hóc búa cho các cơ sở đào tạo giáo viên Mĩ thuật phải giải quyết một mâu thuẫn khắc nghiệt giữa một bên là tuyển sinh để lấy được người học có năng khiếu (đồng nghĩa với số lượng rất ít ỏi của “đầu vào”) với một bên là người học không có năng khiếu (đồng nghĩa là các em đó cứ thi vào là đều trúng tuyển).

Đó cũng chính là những chia sẻ tại hội thảo kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo cũng như bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm. Hội thảo do trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức.

Không chỉ riêng ngành Sư phạm, ngành Y Dược cũng đang là bài toán khó giải. Khi hiện nay nhu cầu sử dụng nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng nhất là các ngành như Điều dưỡng, Xét nghiệm.... Thế nhưng các trường Đại học đầu vào với số điểm khá cao khiến nhiều thí sinh không đủ điểm để xét tuyển. 

Lựa chọn đầu vào

Điều đầu tiên, Ths Phan Tuấn cho rằng, các trường/khoa sư phạm Mĩ thuật sẽ tuyển sinh chọn đầu vào dựa trên kết quả bài thi của 2 môn chuyên ngành (Hình họa và Bố cục/ hoặc Trang trí), ngoài ra cần có một bài kiểm tra trắc nghiệm, kết hợp với phỏng vấn và xem xét kết quả học tập của thí sinh ở 3 năm học THPT.

Về hình thức phỏng vấn, ngoài mục đích kiểm tra kiến thức chuyên môn của chuyên ngành Mĩ thuật, còn có mục đích quan trọng hơn là trắc nghiệm về thái độ đối với nghề nghiệp và đạo đức sư phạm.

y dược Sài GònTuyển sinh ngành sư phạm mỹ thuật 

Tiến tới sau này khi tuyển chọn thí sinh vào ngành sư phạm Mĩ thuật sẽ có trắc nghiệm một số kĩ năng cơ bản cần thiết của nghề dạy học Mĩ thuật (như các kĩ năng nói, viết, vẽ minh họa trên bảng; kĩ năng giao tiếp, giải quyết các tình huống sư phạm…) và những hiểu biết nhất định về khoa học xã hội - nhân văn.

Chọn người tâm huyết với nghề

Theo Ths Phan Tuấn - Trường Cao đẳng y dược Sài Gòn, điều quan trọng nhất là yêu cầu thí sinh phải có những thiên hướng, thái độ yêu nghề dạy học. Chính phẩm chất ban đầu này sẽ là động lực quyết định sự cố gắng phấn đấu của sinh viên khi đang học ở trường sư phạm và cả khi họ ra trường công tác.

Cần hạn chế tối đa tình trạng phổ biến hiện nay ở Việt Nam là nhiều sinh viên khi chọn ngành nghề cũng như khi học chưa ý thức được tính kiên định với nghề sau này.

Chia sẻ