Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Đến khi nào người bệnh mới được đặt vào đúng vị trí trung tâm?
Với tình trạng của ngành Y tế như hiện nay thì không biết đến khi nào người bệnh có thẻ BHYT mới có thể tự chọn cơ sở khám chữa bệnh theo ý muốn của mình?
- Bác sĩ nội khoa: Lựa chọn nghề rồi giờ làm sao mà buông
- Sự khó khăn khắc nghiệt nghề y: Khi bác sĩ phải nhịn đói và uống sữa cầm cự trong phòng mổ
- Người đàn ông mang khối u to như trái bóng suốt 10 năm trong bụng
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, PGĐ Sở Y tế Hà Nội: “Khi tự chủ tài chính, đồng nghĩa với việc các BV phải tự chủ trong nền kinh tế thị trường, thu hút người bệnh bằng chính uy tín cũng như trình độ và sự phát triển của BV mình, nếu không có nguồn bệnh nhân, đồng nghĩa BV phải đóng cửa theo đúng hoạt động của doanh nghiệp”.
Theo ghi nhận tại BV Xanh Pôn (Hà Nội), từ giữa năm 2017 đã tiến hành lắp đặt hai máy điện tử để lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại khu vực khoa Khám bệnh và thanh toán ra viện. Người bệnh chỉ cần quẹt thẻ Bảo hiểm y tế của mình vào máy để làm thủ tục nhận xét, đánh giá. Tổ kỹ thuật sẽ báo cáo đến lãnh đạo bệnh viện về kết quả khảo sát ý kiến người bệnh một tuần một lần, để từ đó ban lãnh đạo bệnh viện kịp thời xử lý công việc và cải thiện chất lượng BV phục vụ người bệnh.
Quy định về BHYT dường như vó phần hơi cứng nhắc với người bệnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, mặc dù đã có nhiều sự đổi mới nhưng trong việc thực hiện chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân, viện vẫn chưa thực sự linh hoạt. Ông Trần Văn An hiện đang khám và điều trị tại BV Xanh Pôn cho biết, trước đây do nhà ở phố Tôn Đức Thắng, cách viện không xa nên khám và điều trị ở đây là hợp lý. Từ cuối năm ngoái, gia đình ông chuyển đến sinh sống tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy nên ông muốn làm thủ tục chuyển thẻ BHYT sang BV E nhưng không được phía BV Xanh Pôn đồng ý dẫn tới việc ông phải đi cả mấy chục cây số để chữa bệnh.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BHYT, việc chuyển sang đơn vị y tế khác khám chữa bệnh của ông An đối chiếu theo Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định về chuyển tuyến điều trị hưởng bảo hiểm y tế 2018: “Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyể̉n tuyến chuyên môn kỹ thuật”.
Như vậy, lý do từ chối để ông An sang đơn vị khác của BV Xanh Pôn là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, quy định này dường như đang có sự cứng nhắc khi chỉ tính đến uy tín của BV mà không tính đến hoàn cảnh và sức khỏe của người bệnh, như trường hợp của ông An là một ví dụ. Thay vì phải lặn lội cả mấy chục cây số đến BV Xanh Pôn thì ông chỉ cần đi quãng đường chưa đến 3 cây số là đã đến được BV E.
Đến khi nào người bệnh mới được đặt vào đúng vị trí trung tâm?
Nếu như các BV vẫn giữ nguyên quan điểm khám chữa bệnh kiểu này thì người bệnh rất khó có cơ hội lựa chọn cơ sở y tế theo ý muốn. Điều này rõ ràng đang đi ngược lại câu chuyện BV xin tự chủ tài chính.
Khi tự chủ tài chính nguồn thu, các BV đều phải phụ thuộc vào số lượng người bệnh. Tuy nhiên, hành trình tự chủ đang khiến cho nhiều BV gặp phải không ít những khó khăn, phải loay hoay tìm giải pháp để tự đứng được trên đôi chân của mình. Minh chứng rõ nhất là Thông tư 37, BHYT chưa được tính đủ theo cơ cấu giá, chưa có phần thanh toán sửa chữa trang thiết bị đầu tư cơ sở vật chất.
Đã đến lúc các BV nên tính tới việc thay vì giữ bệnh nhân bằng các quy định của BHYT thì hãy giữ họ bằng tay nghề và thái độ phục vụ tốt. Và chỉ khi người bệnh nói chung và người bệnh khám chữa bằng BHYT nói riêng được tự mình lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh trước và sau khi đóng bảo hiểm, khi đó các BV mới thực sự bước vào cuộc chiến vì bệnh nhân cũng như khẳng định vị thế của mình.
Nguồn: Tổng Hợp.
XEM THÊM: Năm 2018 thẻ BHYT có nhiều điểm mới người tham gia phải biết