Tuyển sinh
Sự kiện hot
Tin y dược
Sự khó khăn khắc nghiệt nghề y: Khi bác sĩ phải nhịn đói và uống sữa cầm cự trong phòng mổ
Những ca mổ luôn kéo dài nhiều giờ nên việc các y bác sĩ luôn cảm thấy rất mệt mỏi sau những cố gắng để giành giật lại sự sống cho người bệnh từ tay tử thần. Các y bác sĩ vẫn luôn hăng say và nhiệt huyết dù có lúc đã ngã quỵ ngay trong phòng mổ khi xong.
- BV Nhi đồng: Cứu sống 2 bé sơ sinh vừa chào đời đã lộ nội tạng ngoài thành bụng
- Người đàn ông mang khối u to như trái bóng suốt 10 năm trong bụng
- Bệnh viện công: Những giãi bày và sự nhìn nhận nỗi khổ của Bác sĩ Bệnh viện công
Bác sĩ kiệt sức, mệt mỏi là chuyện cơm bữa của ngành y
Khi được tiếp xúc với các bác sĩ trong khoảng thời gian ngắn ở giữa các ca phẫu thuật. Giám đốc trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hùng đã chia sẻ:
“Nếu như thông thường thì thời gian một ca mổ sẽ tùy theo vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nên các bác sĩ ngoại khoa như tôi thì mổ đơn giản nhất cũng sẽ phải kéo dài khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Nếu rơi vào những ca phẫu thuật phức tạp thì kéo dài hàng chục giờ đồng hồ cũng là điều thường xuyên. Bởi thế nên khoảng thời gian để cho các y bác sĩ được nghỉ ngơi, ăn uống một cách điều độ và đảm bảo như những người bình thường là không có được. Chúng tôi thường mổ qua trưa rồi sau đó sắp xếp các bệnh nhân hoàn chỉnh, lúc đó chúng tôi mới bắt đầu ăn. Cũng đã không ít lần chúng tôi đã phải nhịn đói ở trong phòng mổ. Đôi khi sợ kiệt sức trong lúc phẫu thuật sẽ gây ra những sự nguy hiểm cho người bệnh nên chúng tôi đã phải nhờ người đưa sữa lên miệng để uống cầm cự ngay trong lúc đang làm. Sau những ca mổ kéo dài diễn ra nhiều giờ thì chúng tôi luôn cảm thấy rất mệt mỏi thế nhưng đằng sau vẫn còn nhiều bệnh nhân hiện đang chờ cho chúng tôi cứu sống nên thời gian nghỉ ngơi sẽ không có và phải tranh thủ từng phút để đuổi theo nhằm giành giật sự sống cho người bệnh từ tay tử thần”.
Chỉ cần nhìn nhận qua câu chuyện của bác sĩ Hùng nói thôi cũng đã hiểu người làm nghề y sẽ phải luôn ghi nhớ: Thứ nhất là tử vì nghề, nghề y là cái nghiệp của người thầy thuốc và là nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng cái nghề của mình. Nhất là các bác sĩ cấp cứu và bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa thì công việc của họ sẽ ngày càng khó khăn và trở lên khắc nghiệt.
Bát bún lạnh lẽo trong ca trực đêm
Khi chúng tôi lại được tiếp xúc với bác sĩ đang làm tại khoa cấp cứu A9 của bệnh viện Bạch Mai cũng đã chia sẻ: “Ngành y là một ngành cực khổ và trải qua hành trình học hành thi cử gian nan với những ca trực đêm triền miên để có thể giành giật sự sống cái chết cho bệnh nhân từ tay tử thần. Những hình ảnh luôn ghim vào đầu bác sĩ trẻ là những lần đi trực đêm, nhiều hôm bệnh nhân đông đến độ đã phải trải chiếu ra để ngồi. Khiến các bác sĩ đã méo mặt và thần kinh căng như dây đàn và qua đó thì không có thời gian để mà ăn uống.
Ngành y đâu phải ai cũng là người thấu hiểu cho!
Công việc vất vả là như vậy nhưng đâu phải bệnh nhân nào, người nhà bệnh nhân nào có thể hiểu cho. Những lời buông chửi, mắng oan uổng là vô số lần. Bác sĩ Chính, khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Một lần một bác sĩ đồng nghiệp ở tuyến dưới lên than với anh rằng, hôm nay em bị người nhà bệnh nhân chửi mắng oan uổng. Cảm thấy lạ, bác sĩ Chính hỏi tại sao thì được biết. Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã lâu phải thở oxy ở tại nhà. Hôm qua bệnh nhân vào viện vì suy hô hấp do cơ thể mệt và sau khi được đánh giá em cho bệnh nhân thở oxy liều thấp, khí dung và sẵn sàng đặt ống nội khí quản và thở máy cho bệnh nhân. Khi em đang loay hoay để làm xét nghiệm khí máu cho bệnh nhân thì chính người con trai của bệnh nhân đã lấy tay vặn van oxy để cho tăng liều oxy cho bệnh nhân thở. Khi lấy mãu về thấy bệnh nhân ngừng thở, toàn thân tím tái. Dòng oxy thở đã được vặn lên tới 10lit/phút. Ngay sau đó em đặt ống nội khí quản và thở máy cho bệnh nhân, và kết cục quay ra hỏi người con thì bị ăn chửi”.
Tự tay làm tổn hại đến tính mạng người thân nhưng quay ra chửi mắng các y bác sĩ.
Đã lựa chọn làm ngành y thì cũng sẽ phải chuẩn bị về tâm lý chấp thuận với những mục đích sao cho công việc ngày càng hoàn thành được tốt nhất và cứu được tính mạng của người bệnh.
Dù hiện tại thì cũng có những người hiểu được nỗi khổ của các y bác sĩ nhưng vẫn còn một bộ phận người dân cố tình không hiểu những hy sinh thầm lặng của nhân viên y tế. Những đối tượng này ở xã hội nào cũng có và ở bất kì nơi nào thì cũng có.
Dù có làm rất tốt nhưng họ cố tình không hiểu, họ không hề và cũng chẳng cần biết dù chúng tôi đã làm đúng quy trình chuyên môn y tế. Làm đúng quy trình nhưng cũng vẫn không được một lời cảm ơn, ghi nhận thay vào đó là gây khó dễ và đánh đạp nhân viên y tế.
Nhiều trường hợp cấp cứu khi người nhà bệnh nhân họ không hiểu là liền một lúc có rất nhiều bệnh nhân đến. Và bệnh viện đã phân loại ra ít nhất thành 3 nhóm cấp cứu và phân loại bệnh nhân bao gồm: nhóm tối cấp cứu, nhóm cấp cứu và nhóm có thể theo dõi chậm lại.
Nhưng với người nhà bệnh nhân họ không biết về chuyên môn, người ta chỉ thấy chảy máu, kêu là thì sẽ phải tranh giành vị trí trước sau cho bằng được. Họ bắt ép các bác sĩ phải xử lý ngay, bởi thế nên đôi khi còn gặp nhóm côn đồ vừa đâm chém nhau ngoài đường, vừa sử dụng rượu bia nên đã xảy ra tình trạng tấn công oan uổng các bác sĩ. Mong muốn người bệnh khỏe mạnh và mong muốn mọi người thấu hiểu cho nghề y là nghề đặc thù và nó luôn đi theo sự đòi hỏi khắc nghiệt là những gì các y bác sĩ nói chung và các bạn đang theo học ngành y nói riêng đang cần xã hội cảm thông và chia sẻ.