Tuyển sinh
Sự kiện hot
Được quan tâm nhất
Tin y dược
Tìm hiểu về dược liệu Hoài sơn - Thuốc quý từ món ăn dân dã
Là loài cây thân dây leo rễ củ, Hoài sơn được biết đến như một món ăn dân dã của người dân miền núi. Bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của dược liệu Hoài sơn - Vị thuốc quý của Đông y Việt Nam nhé!
Tìm hiểu về dược liệu Hoài sơn
Hoài sơn, tên dân dã là củ mài, là loại cây mọc hoang dại ở vùng núi nên nó có rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hoài sơn là cây dây leo với đặc điểm thân nhẵn màu đỏ nâu lá hình trái tim mọc so le nhau, rễ của Hoài sơn ăn sâu vào lòng đất rồi phình to ra, nó được hưởng nhiều dưỡng chất từ lòng đất nên vỏ có màu nâu, thịt bên trong mềm màu trắng luộc lên ăn rất thơm. Trước đây người dân cũng chỉ biết đến đó là món ăn có khi thay cơm ăn hàng ngày, sau khi khám phá ra dưỡng chất và thành phần hóa học bên trong của nó, các thầy thuốc Đông y mới chế biến trở thành dược liệu quý, khi kết hợp với các vị thuốc khác trở thành bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Xuất phát từ cây mọc hoang phát triển mạnh ở các vùng núi, sau đó để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu cũng như việc phải vào rừng để kiếm Hoài sơn mất khá nhiều thời gian và công sức nên Hoài sơn bắt đầu được trồng nhiều ở đồng bằng. Người ta thường thu hoạch Hoài sơn vào tháng 10 đến tháng 4, khi cây đã lụi thì đây là thời điểm củ Hoài Sơn phát triển lớn nhất, đã có thể sơ chế để trở thành dược liệu Hoài Sơn.
Cách chế biến dược liệu Hoài Sơn
Sau khi thu hoạch Hoài sơn, người ta đem rửa sạch, gọt vỏ rồi bỏ vào lò xông với lưu huỳnh 2 ngày 2 đêm, rồi tiếp tục phơi nắng, sấy cho đến khi thật khô. Cũng có rất nhiều cách khác nhau để chế biến Hoài sơn thành dược liệu tùy từng vùng miền. Tham khảo thêm qua bài viết: (...link)
Đôi khi đơn giản có thể rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt lát củ đem sao khô rồi tán thành bột là có thể kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh được. Nhiều gia đình còn trữ Hoài sơn trong nhà để làm các món ăn hàng ngày như đem xào lên, luộc...
Tìm hiểu về dược liệu Hoài sơn
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu Hoài sơn
Dược liệu hoài sơn có chứa rất nhiều tinh bột trở thành năng lượng chính của cơ thể, glucid và protid. Ngoài ra còn có mucin là một protein dạng nhớt giúp bồi bổ cơ thể. (tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%). một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.
Dịch chiết Hoài sơn làm tăng trọng lượng tuyến tiền liệt và túi tinh của súc vật thí nghiệm. Chất Mucin tồn tại trong Hoài sơn sau khi bị phân giải cho chất Protid và Hydrat Carbon, có tính chất bổ. Men có trong Hoài sơn ở nhiệt độ thích hợp (45-500) có khả năng thủy phân chất đường rất lớn, trong Axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 3 lần trọng lượng đường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Các bài thuốc kết hợp với dược liệu Hoài Sơn
- Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.
- Mộng tinh do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.
- Hay đi tiểu do thận suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.
- Ho mạn tính do phế suy: Dùng phối hợp Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.
Tìm hiểu về dược liệu Hoài sơn
Công dụng của dược liệu Hoài sơn
Hoài sơn được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh khi kết hợp với các vị thuốc khác, tuy nhiên cũng cần lưu ý về liều lượng và cách sử dụng để tránh gây phản tác dụng của dược liệu.
Được biết đến như vị thuốc điều hòa âm dương, Hoài sơn đặc biệt tốt cho nam giới, Sử dụng dược liệu Hoài sơn có thể giảm Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh, bên cạnh đó là các bệnh về thận...Với người suy nhược cơ thể, Hoài sơn trở thành năng lượng chính bồi bổ cơ thể bởi trong Hoài sơn có chứa nhiều tinh bột và protein, đó là lý do vì sao người dân miền núi thường ăn rễ củ Hoài Sơn như một món ăn chính hàng ngày.
Còn rất nhiều công dụng chữa bệnh khác như: Bệnh đường ruột, đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, ra mồ hôi trộm, chóng mặt hoa mắt...
Nói về dược liệu, các loại thuốc quý Việt Nam thì có vô vàn các loại cây tưởng như rất bình thường nhưng lại ẩn chứa tinh hoa chữa bệnh bên trong nó. Nếu có đam mê về ngành dược Đông - Tây y, muốn tìm hiểu sâu hơn về các loại dược liệu quý cũng như quy trình làm ra dược liệu để trở thành một dược sĩ, các bạn có thể đăng ký trở thành sinh viên ngành Cao đẳng Dược tại các trường đào tạo chuyên ngành trên cả nước như Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Cao đẳng Y dược Sài gòn...Chúc các bạn sẽ thành công với niềm đam mê của mình!