Tin tức tuyển sinh

Thứ hai: 04/06/2018 lúc 14:02

8 kỹ năng làm bài cần nhớ để đạt được điểm 10 môn Toán trong mọi kì thi

8 kỹ năng làm bài cần nhớ để đạt được điểm 10 môn Toán trong mọi kì thi, đây hứa hẹn sẽ là những thông tin bổ ích cho các em học sinh cũng như các em sinh viên, đặc biệt là những em chuẩn bị tham dự kì thi THPT quốc gia năm 2018.

1) Trước tiên hãy dành thời gian đọc và phân tích đề bài.

Điều đầu tiên khi nhận đề thi là các em cần phải hết sức bình tĩnh, tự tin, tập trung qua cao độ vào đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó tuyệt đối phải đọc kĩ đề thi nhiều lần, tránh để đọc nhầm đề bài hay thiếu sót thông tin. Đánh dấu thứ tự phân bổ thời gian làm bài cho từng câu.Ghi nhanh những kiến thức liên quan xuất hiện khi vừa đọc đề bài ra nháp. Có như vậy thì bạn sẽ không bao giờ quên được chúng khi bắt tay vào làm bài.

 2) Làm bài theo trình tự “Câu dễ làm trước, khó làm sau”.

Điều này giúp cho bạn tạo nên một tâm lý tự tin khi làm bài. Không nên quá tập trung vào các câu hỏi khó gây mất thời gian . Khi làm bài nào thì nhất định cầ phải đọc đề bài cho thật kĩ, có thể đọc đi đọc lại nhiều lần rồi đặt bút phân tích, cho đến  khi nắm chắc đề bài cho gì và hỏi cái gì? Có nhiều trường hợp chủ quan không đọc kĩ đề bài dẫn tới việc bỏ sót hoặc sai dữ liệu trong đề dẫn tới việc chọn sai đán áp, đánh mất cơ hội của bản thân.

Ảnh minh họa.

3) Cần phải khai thác triệt những nội dung có trong đề bài bằng cách đặt câu hỏi: Đề bài cho giả thiết này có thể suy ra được điều gì nữa không?

Chẳng hạn, đề bài cho hai dây cung bằng nhau, thì có thể suy ra hai cung căng dây đó bằng nhau,  hai góc ở tâm hay hai góc nội tiếp chắn hai cung căng dây đó bằng nhau...

4) Đới với đề bài thuộc dạng bài hình học thì các em cần phải vẽ hình ra nháp để thấy được dáng của hình vẽ, sau đó mới vẽ vào giấy thi.

 Điều này giúp tránh được việc tẩy xóa khi vẽ hình, trong trường hợp hình vẽ chèn vào tên điểm hay hình vẽ quá đặc biệt dẫn đến ngộ nhận hình: Ngộ nhận có điều A để suy ra điều B rồi lại lấy điều B để chứng minh điều A- một vòng luẩn quẩn vô nghĩa. Tránh vẽ hình trong các trường hợp đặc biệt, hình vẽ phải thật chính xác.  Nếu bài làm mà không có hình vẽ hoặc hình vẽ không khớp với lời giải sẽ không được công nhận.

5) Kết hợp với yêu cầu của đề bài và liên tục đặt ra các câu hỏi:

 Muốn chứng minh điều này, ta cần có hướng làm như thế nào? Muốn có điều này, ta phải chứng minh được điều gì? Sử dụng giả thiết đề bài cho ra sao? Có giả thiết nào đề bài cho mà mình chưa sử dụng không?

Phải nhớ: Kết hợp chặt chẽ giữa giả thiết và kết luận.

6) Sau khi tìm ra cách giải các em cần trình bày một cách rõ ràng, mỗi kết luận đưa ra cần giải thích rõ ràng, ngắn gọn, đúng trình tự.

 Không tự ý cho thêm điều kiện mà đề bài không cho hoặc không suy ra được từ giả thiết. Để bài làm có được một lập luận chặt chẽ, nhất thiết người học phải nắm chắc nội dung định lí, tính chất mà mình sử dụng. Do đó, một lời khuyên luôn đúng là phải học cho thuộc, cho hiểu tất cả các định lí, tính chất trước khi áp dụng vào làm bài tập. Nên có kết luận về đáp số; Những bài toán có điều kiện khi giải xong các thao tác nhớ kết hợp điều kiện.

Ảnh minh họa.

 7) Trong bài thi tuyệt đối không sử dụng bút xóa, không viết tắt, không vẽ hình bằng bút chì ( trừ vẽ đường tròn).

Khi làm sai, nên đóng khung hình chữ nhật phần sai đó và dùng bút bi kẻ đường chéo từ đầu điểm sai đến cuối điểm sai. Ghi nhớ, không trừ điểm bẩn nhưng nếu dùng bút xóa sẽ bị lập biên bản vi phạm qui chế thi ngay lập tức. Nếu trước đó, học sinh có thói quen sử dụng bút xóa, rất có khả năng  dùng bút xóa  một cách vô thức nên tốt nhất không mang bút xóa vào phòng thi.

Tuy nhiên đối với hình thức thi trắc nghiệm môn toán trong kì thi THPT quốc gia như hiện nay thì các em không cần phải vẽ hình nữa, nhưng trái lại các em cần phải chắc chắn được câu trả lời của mình, điền đáp án ra nháp. Khi có đủ căn cứ và chắc chắn đáp án là chính xác thì mới điền thông tin vào giấy thi.

 8) Sau khi làm xong đề thi các em cần phải dành ra một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không.

 Tránh vội vã, háp tấp, đặc biệt đối với đại số cần kiểm tra kỹ các phép tính toán, học sinh hay bị tính toán nhầm ở những phép tính đơn giản hoặc đổi dấu.

Trên đây là những bí kíp để giúp cho các em làm bài thật tốt môn Toán, dẫu biết rằng trong những năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Toán tại kì thi THPT quốc gia nhưng với những bí kíp này, các bạn cũng rất dễ dàng vận dụng chúng để có thể đạt được điểm số tuyệt đối trong "ngưỡng cửa quan trọng nhất của cuộc đời". Chúc các em ôn tập tốt và có được kết quả như ý trong kì thi sắp tới.

Nguồn: Tổng Hợp

Chia sẻ