Tuyển sinh
Sự kiện hot
Được quan tâm nhất
Tin y dược
Kiến thức cơ bản về cây thuốc dược liệu
Đối với những bạn học chuyên ngành dược hay đã ra trường hành nghề y dược thì không thể không biết những kiến thức cơ bản về cây thuốc dược liệu. Những kiến thức này như kiến thức nền để các bạn hoạt động chuyên sâu trong chuyên ngành của mình.
- Điểm chuẩn liên thông Cao đẳng Y Dược Hà Nội
- Điểm mặt 7 loại thực phẩm cứu nguy sĩ tử mùa thi
- Đại học Quy Nhơn công bố 7 ngành học mới trong năm 2018
Cây kinh giới phổ biến trong dược liệu Việt Nam
Vai trò của dược liệu
Trước khi đi vào tìm hiểu vai trò của dược liệu thì cần phải nắm được dược liệu là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản dược liệu được là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc. Những loại dược liệu có tác dụng vừa có thể bồi bổ tăng cường sức khỏe vừa chữa bệnh. Thậm chí nhiều cây thuốc sở hữu dược tính có ích giúp điều trì các bệnh nan y, hiểm nghèo khó chữa.
Theo Giảng viên Bùi Hồng Tuấn - Trưởng khoa Dược Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, xét về vai trò của dược liệu hiện nay thì chúng có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh có giá trị tương đương các liều thuốc hóa học tiên tiến nhất hiện nay. Ngày nay, khi việc kết hợp cả Đông và Tây y trong điều trị thì những cây dược liệu lại càng trở nên quý hơn cả. Đặc biệt là các nước ở Châu Á. Đối với dược liệu Việt Nam cũng vậy, sử dụng các cây thuốc dược liệu trong việc hỗ trợ chữa bệnh giúp giảm thiểu tác dụng phụ của các liệu trình thuốc Tân dược đã được chú trọng và sử dụng phổ biến từ xưa đến nay. Dược liệu có vai trò quan trọng trong việc giúp chăm sóc, tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và cả điều trị nhiều loại bệnh và xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng từ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh đang dần trở nên phổ biến gần đây.
Đặc điểm của cơ bản của cây thuốc dược liệu
Nghe cụm từ "cây thuốc dược liệu" thì có vẻ xa vời nhưng thực chất chúng không mấy xa lạ với chúng ta. Ở khắp nơi trên thế giới đều có sự xuất hiện của các cây thuốc. Chính vì vậy mà cây thuốc được chia làm nhiều dạng tùy theo từng đặc điểm đặc trưng để chia ra những nhóm cây chính. Để tìm hiểu chi tiết về dược liệu thì các bạn có thể tham khảo quyển Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở hoặc dược điển Việt Nam. Trong bài viết này chỉ có thể giới thiệu cùng các bạn một số đặc điểm cơ bản để nhận dạng cây thuốc dược liệu:
Nhóm cây thuốc
Bảo quản dược liệu
Các cây thuốc dược liệu được chia làm ba nhóm chính:
– Nhóm cây thuốc sử dụng trực tiếp như một số loại cây: Rau má, gừng, lá lốt, mã đề, kinh giới, tía tô …– Nhóm cây sử dụng qua bào chế như: cây sinh địa (địa hoàng), sâm, gừng, hà thủ ô, tam thất…
– Nhóm làm nguyên liệu chiết suất: Thanh cao hoa vàng, bạc hà, hoa hòe…
Đây là những loại rau, củ rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài chức năng là thực phẩm trong những bữa ăn của chúng ta thì chúng còn có tác dụng trị bệnh nữa. Để tìm kiếm những loại dược liệu này cũng không khó khăn gì. Thậm chí chúng ta còn có thể tự trồng chúng.
Dạng cây thuốc
Để nhận dạng cây thuốc bạn có thể nhìn vào thân cây để nhận biết cũng như phân loại chúng:
– Cây thân mềm: mã đề, lá lốt, ba kích, hà thủ ô, bồ công anh…
– Cây thân bụi: đinh lăng, nhân trần, hoàn ngọc…
– Cây thân gỗ nhỏ: nhóm Citrus, hoa hòe,…
– Cây thân gỗ lớn: hồi, quế, đỗ trọng, long não, canhkina…
Phân bố cây thuốc
Dược liệu từ những cây quả quen thuộc
Cây dược liệu được phân bố trên nhiều địa hình, nhiều vùng đất khác nhau. Bạn ở vùng ven biển sẽ có những cây dược liệu khác với những bạn sống ở đồng bằng hay núi cao. Có những loại dược liệu có rất nhiều ở vùng đất này nhưng ở nơi khác lại không có do đặc trưng khí hậu, đất đai và điều kiện sống của từng loại cây. Ví dụ:
– Vùng ven biển: dừa cạn, hương phụ…
– Vùng đồng bằng: bạc hà, hương nhu, bạch chỉ, sâm đại hành…
– Vùng giáp ranh đồng bằng và trung du: sả, ngưu tất, rau má…
– Trung du: quế, hồi, sa nhân…
– Núi cao: sâm, tam thất, đỗ trọng, sinh địa…
Phần cây thuốc chứa dược liệu
Để sử dụng hiệu quả và đúng cách các loại dược liệu thì bạn cần nắm được phần nào của cây có chứa dược liệu để sử dụng trong quá trình điều trị. Phần chứa dược liệu ở cây thuốc được phân loại như sau:
– Cây dược liệu rễ củ: sinh địa, hoài sơn, tam thất, sâm đại hành, trinh nữ, cỏ tranh, ngưu tất…
– Cây dược liệu thân cành: quế, long não,…
– Cây chứa tinh dầu: bạc hà, xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng…
– Cây thuốc nụ hoa quả: hoa hòe, hoa hồi, bồ kết…
Nguồn: Cao đẳng Dược